Thi công nhà xưởng

Ngày nay, thiết kế và thi công nhà xưởng là một trong những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành. Một nhà xưởng được thiết kế bài bản không chỉ đảm bảo hiệu suất làm việc mà còn tiết kiệm chi phí đầu tư, duy trì và vận hành lâu dài. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đơn giá, quy trình, lợi ích và những điểm cần lưu ý khi thiết kế thi công nhà xưởng.

Thiết kế thi công xây dựng nhà xưởng là gì?

Thiết kế thi công nhà xưởng (nhà công nghiệp) là quá trình lập kế hoạch, xây dựng và hoàn thiện các công trình nhà xưởng hoặc nhà công nghiệp nhằm phục vụ sản xuất, gia công, lưu trữ hoặc các hoạt động kinh doanh khác.

Hầu hết các công ty hoặc doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến hay gia công đều cần sở hữu nhà xưởng, nhà kho đạt tiêu chuẩn để phục vụ quá trình sản xuất. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lựa chọn giải pháp thuê nhà xưởng hoặc nhà kho, tùy thuộc vào quy mô hoạt động và khả năng tài chính cũng như đặc thù ngành nghề của mình.

Thiết kế nhà xưởng là một công đoạn đặc biệt quan trọng trong các dự án xây dựng, cải tạo hoặc nâng cấp nhà xưởng. Công việc này đòi hỏi đội ngũ tư vấn thiết kế phải có chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn để đảm bảo bố trí hợp lý các chức năng trong không gian nhà xưởng.

Báo giá thiết kế thi công nhà xưởng

Quy trình thiết kế nhà xưởng

1. Khảo sát và đề xuất phương án xây dựng

  • Đơn vị thi công khảo sát địa điểm và mặt bằng, đề xuất phương án thiết kế thi công tối ưu.
  • Đưa ra các phương án về cơ sở hạ tầng và công nghiệp để thiết kế  nhà xưởng, nhà máy, nhà kho hợp lý.
  • Đề xuất phương án kiến trúc phù hợp nhất cho các công trình yêu cầu như văn phòng, khu bảo vệ,...
  • Đảm bảo các phương án tuân thủ quy định về môi trường và phòng cháy chữa cháy.
  • Đưa ra phương án kết cấu móng phù hợp với địa chất khu vực thi công.

2. Thiết kế bản vẽ sơ bộ

  • Hồ sơ kỹ thuật thi công bao gồm bản vẽ tổng mặt bằng hoặc phương án xây dựng theo tuyến.
  • Mỗi nhà xưởng có yêu cầu công nghệ riêng, vì vậy cần lập sơ đồ hoặc bản vẽ công nghệ dây chuyền.
  • Công trình yêu cầu kiến trúc thì cần bản vẽ và phương án kiến trúc.
  • Lập bản vẽ kết cấu cho công trình.

3. Lập bản vẽ chi tiết và dự trù chi phí xây dựng

Bản vẽ sơ bộ là cơ sở để chủ đầu tư và đơn vị thi công thống nhất phương án cuối cùng. Sau đó, đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư sẽ hoàn thiện bản vẽ thiết kế chi tiết.

Ở giai đoạn này, bản vẽ chi tiết sẽ thể hiện đầy đủ các hạng mục xây dựng, từ kết cấu móng, khung thép tiền chế, vật liệu, nút liên kết, bản vẽ M&E, đến hệ thống phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm cho các khu vực như:

  • Xưởng sản xuất
  • Khu nhà kho
  • Khu văn phòng
  • Nhà ăn, căng tin, khu nghỉ ngơi
  • Bể ngầm, trạm điện
  • Nhà bảo vệ, nhà kho, cổng, hệ thống tường rào,...

Song song với việc hoàn thiện bản vẽ chi tiết, chủ đầu tư cần xin cấp phép xây dựng và phòng cháy chữa cháy. Trong khi đó, chủ thầu và đơn vị thi công sẽ lập bảng dự trù kinh phí, phân chia công việc và khối lượng cho từng hạng mục. Bộ hồ sơ bao gồm bản vẽ thi công và bảng dự toán chi phí sẽ là căn cứ nghiệm thu công việc hoàn thành sau này.

Thi công nhà xưởng tại An Cư

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng

1. Thi công móng

Thi công nền móng là bước đầu tiên quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của nhà xưởng. Quy trình thực hiện như sau:

  • Bước 1: San lấp đất nền, tùy vào tình trạng đất mà nhà thầu sẽ điều chỉnh.
  • Bước 2: Định vị trục tim, để xác định vị trí các móng cột.
  • Bước 3: Đào móng hàng rào, cần nền móng vững chắc do diện tích rộng.
  • Bước 4: Thi công móng và đà kiềng, làm móng bê tông cốt thép theo trục tim.
  • Bước 5: Lu lèn nền đất, đạt độ chặt yêu cầu.
  • Bước 6: Lu nền đá, theo độ dày và độ chặt theo yêu cầu bản vẽ.
  • Bước 7: Thi công nền xưởng, làm cốt thép và đổ bê tông.
Quy trình thi công móng nhà xưởng tại An Cư

2. Thi công khung thép kết cấu

Khung thép kết cấu là phần quan trọng, được xem như xương sống của nhà xưởng, đóng vai trò then chốt trong quy trình xây dựng. Vì thế,nhà thầu thi công cần phải đảm bảo độ vững chắc, chính xác và khả năng chịu lực của bộ khung thép. Để đảm bảo sự chính xác khi lắp đặt, các đơn vị thi công cần sử dụng thiết bị đo đạc hiện đại như máy chiếu laser, máy đo kinh vĩ.

Lắp đặt khung thép gồm hai phần chính:

  • Lắp khung sắt, cột thép: Các khung và cột thép gia công sẵn tại nhà máy, sau đó vận chuyển và lắp theo mặt bằng, từ giữa ra hai đầu hồi hoặc từ một đầu vào trong.
  • Lắp xà gồ, giằng: Sau khi lắp khung và cột thép, lắp hệ giằng để ổn định và tăng tính ổn định cho khung thép, đảm bảo chính xác cho các công đoạn tiếp theo.

3. Thi công tường bao & mái

Tường ngoài và vách trong nhà xưởng có thể làm từ tôn, gạch, đảm bảo khớp với thiết kế và khung thép. Vách ngăn có thể dùng vật liệu chống cháy, thạch cao Gypwall, hoặc Smartboard cách nhiệt.

Sau khi dựng xong, thi công lắp cửa và kiểm tra các bulông, nối tấm tôn, khe cửa để tránh dột khi mưa.

Lắp tôn yêu cầu độ chính xác cao, đảm bảo các tấm tôn nối thẳng và vuông góc với xà gồ. Chống nóng cho mái tôn cũng rất quan trọng, lớp bông cách nhiệt cần lắp chắc chắn, không bị gấp nếp hay co kéo.

4. Thi công hạ tầng

Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xung quanh nhà xưởng, bao gồm mương thoát nước, sân, đường vào, kho bãi,... nhằm đảm bảo việc sản xuất và vận chuyển diễn ra thuận lợi.

5. Thi công hệ thống

Tiến hành lắp đặt các hệ thống kỹ thuật trong nhà xưởng như điện, nước, thoát nước, phòng cháy chữa cháy, xử lý rác thải, thông tin liên lạc,... đảm bảo hoạt động trơn tru và hiệu quả.

6. Hoàn thiện công trình

Lắp đặt máy móc, thiết bị và các hạng mục cuối cùng. Kỹ thuật viên kiểm tra lại các mối nối, bulông, ốc vít. Khi mọi thứ đã hoàn thiện, thiết bị và dây chuyền sản xuất sẽ được đưa vào vị trí theo thiết kế.

7. Thi công cảnh quan

Hoàn thiện cảnh quan xung quanh nhà xưởng và bàn giao công trình cho chủ đầu tư.

8. Vệ sinh và đưa vào hoạt động

Sau khi hoàn thiện, đội thi công sẽ vệ sinh nhà xưởng trước khi vận hành. Khi mọi hạng mục đã lắp đặt chính xác và không có lỗi kỹ thuật, công trình sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư.

Ngoài kiểm tra, vệ sinh, chủ thầu An Cư sẽ thực hiện bảo hành, bảo trì định kỳ để đảm bảo công trình hoạt động bền bỉ.

Thi công nhà xưởng

Thi công nhà xưởng

Bảng báo giá thiết kế thi công xây dựng nhà xưởng mới nhất 2025

1. Đơn giá thi công áp dụng cho các công trình như nhà xưởng tiền chế, nhà kho tiền chế, nhà xưởng công nghiệp, và nhà để xe

Đơn giá thi công áp dụng với các tiêu chuẩn sau:

  • Nền bê tông dày 120mm, sử dụng để chứa hàng hóa, phù hợp cho xe nâng có tổng trọng lượng hoạt động dưới 5 tấn.
  • Diện tích xây dựng: 1.500m².
  • Chiều cao: Dưới 7,5m.
  • Kết cấu cột: Lõi thép xây hoặc cột đổ bê tông.
  • Kèo thép: Sử dụng thép v, i, hộp.
  • Tường: Xây dày 100mm, cao dưới 1,5m, sau đó lợp mái tole (mái tôn).

Đơn giá: Từ 1.350.000đ/m² đến 1.550.000đ/m², tùy thuộc vào diện tích công trình.

2. Đơn giá thi công áp dụng cho xây dựng nhà thép tiền chế

Đơn giá thi công áp dụng với các tiêu chuẩn sau:

  • Nền bê tông dày 150mm, sử dụng 2 lớp sắt để chứa hàng hóa nặng, phù hợp cho xe nâng có tổng trọng lượng hoạt động dưới 6,5 tấn.

Đơn giá: Từ 1.500.000đ/m² đến 1.800.000đ/m². Tùy thuộc vào diện tích công trình, ngành nghề hoạt động và yêu cầu về kết cấu. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết khung kèo cột, nền nhà xưởng để có giá chính xác nhất cho quý khách hàng.

3. Đơn giá thi công nhà xưởng các loại công trình nhà tiền chế và nhà xưởng bê tông cốt thép.

Với mức giá từ 2.500.000đ/m² đến 3.500.000đ/m² (dành cho nhà xưởng 1 trệt, 1 lầu hoặc 2 lầu trở lên), tùy thuộc vào diện tích công trình.

Vật tư sử dụng khi thi công xây dựng nhà xưởng

A. Vật tư thi công móng, nền, tường xây:

  • Xi măng Hà Tiên
  • Cát đá Biên Hòa, Bình Dương
  • Thép Việt Nhật
  • Dây điện Cadivi
  • Ống nước Bình Minh
  • Bê tông tươi Holcim mác 250
Vật tư thi công móng, nền, tường xây

B. Vật tư thi công cột, kèo thép, vách tole, mái tole:

  • Tole mái, vách dày 4,5 zem
  • Xà gồ chữ C đen hoặc mạ kẽm dày 1,4mm - 2,0mm
  • Sắt hộp 5x10, 6x12
  • Kèo, cột, bảng mã, thép tấm nhập từ Nga (I định hình hoặc Zamil)
  • Sica brown (gắn kết bê tông)
  • Bu lông
  • Dây cáp căng, supporter

C. Vật tư hoàn thiện nhà xưởng:

  • Nền Sika xám, epoxy
  • Gạch nền 60x60, 80x80
  • Sơn nước Teason, Maxilite
  • Cửa cuốn
  • Cửa sổ nhôm, sắt
  • Cửa thoát hiểm sắt

Nội dung hồ sơ thiết kế

  • Gặp gỡ chủ đầu tư, trao đổi ý tưởng và nắm bắt nhu cầu.
  • Dự toán sơ bộ và theo hợp đồng thiết kế (tạm ứng đợt 1: 30% chi phí).
  • Mặt bằng tổng thể, mặt bằng các khối công trình, sơ đồ công nghệ, công trình phụ.
  • Hồ sơ phối cảnh và hồ sơ kiến trúc.
  • Hồ sơ kết cấu khung, vì kèo, bê tông cốt thép.
  • Hồ sơ kỹ thuật điện, phòng cháy chữa cháy, xử lý nước, chất thải.
  • Bể nước ngầm, tháp nước,...
  • Kết cấu nền đường nội bộ, hệ thống thoát nước ngoại vi.

Quy trình nhận hồ sơ thiết kế

  • Gặp gỡ chủ đầu tư, trao đổi ý tưởng và nắm bắt nhu cầu.
  • Dự toán sơ bộ và theo hợp đồng thiết kế (tạm ứng đợt 1: 30% chi phí).
  • Thiết kế tổng mặt bằng theo sơ đồ công nghệ và hồ sơ xin phép xây dựng (nếu có).
  • Thiết kế tổng mặt bằng, phối cảnh tổng thể (tạm ứng đợt 2: 30% chi phí).
  • Triển khai hồ sơ kỹ thuật gồm: kết cấu, điện, nước, công nghệ, đường và các kỹ thuật khác.
  • Bàn giao hồ sơ bản vẽ, file hồ sơ, thanh toán chi phí còn lại và thanh lý hợp đồng.

Các trường hợp phát sinh

  • Sau khi chấp nhận phương án thiết kế sơ bộ: 20% giá trị thiết kế.
  • Sau khi có thiết kế tổng mặt bằng và phối cảnh tổng thể: 40% giá trị thiết kế.
  • Sau khi hợp đồng đã thực hiện 70% thời gian: 70% giá trị thiết kế.

Những câu hỏi thường gặp khi thiết kế thi công nhà xưởng

Tại sao phải xác định mục đích xây dựng nhà xưởng?

Trước khi xây dựng nhà xưởng, bạn cần xác định mục đích sử dụng để lựa chọn diện tích, không gian và mẫu thiết kế phù hợp, cũng như thời gian thi công hợp lý.

Bộ hồ sơ thiết kế nhà xưởng đầy đủ bao gồm gì?

  • Bản vẽ phối cảnh:  Là bản vẽ tổng thể mặt bằng. Thể hiện kiến trúc và cảnh quan công trình. Được trình bày trên các khổ giấy khác nhau (A3, A1, A0). Bản vẽ này cần đi kèm với bản chi tiết mặt đứng để thể hiện chiều cao các tầng, cửa, cầu thang.
  • Bộ hồ sơ kỹ thuật: Bao gồm giải pháp gia cố nền móng, kết cấu công trình, hệ thống cấp nước, thoát nước, điện, phòng cháy chữa cháy và xử lý chất thải.

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng gồm các bước nào?

Hiểu rõ quy trình xây dựng nhà xưởng sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí trong quá trình thi công. Quy trình thi công nhà xưởng gồm:

  1. Xác định vị trí và ý tưởng xây dựng.
  2. Thiết kế kiến trúc tổng thể.
  3. Thiết kế bản vẽ kỹ thuật.
  4. Thi công xây dựng.
  5. Nghiệm thu và đưa hoạt động.
Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng gồm các bước nào?
Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng gồm các bước nào?

Chi phí xây dựng nhà xưởng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  1. Phương án thiết kế: Quyết định vật liệu và phương án thi công, ảnh hưởng lớn đến chi phí.
  2. Diện tích xây dựng: Nhà xưởng lớn chi phí đầu tư sẽ cao.
  3. Môi trường và vị trí địa lý: Đất bằng phẳng, rộng rãi giúp thi công nhanh chóng; đất gồ ghề, khu vực ngập trũng cần chi phí san nền.
  4. Thời gian thi công: Thời gian thi công ngắn giúp giảm chi phí.
  5. Giá nguyên vật liệu: Biến động giá vật liệu có thể làm tăng chi phí xây dựng.

Lợi ích khi hợp tác với đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng uy tín?

Hợp tác với đơn vị uy tín giúp bạn:

  • Tiết kiệm chi phí nhờ chọn vật liệu xây dựng hợp lý.
  • Tiết kiệm thời gian nhờ kế hoạch thi công rõ ràng.
  • Đảm bảo độ bền cho công trình theo tiêu chuẩn.
  • Tăng hiệu quả sản xuất với thiết kế không gian khoa học.

Hình ảnh thi công thực tế nhà xưởng tại An Cư

Thi công nhà xưởng tại An Cư
Thi công nhà xưởng tại An Cư
Thi công nhà xưởng tại An Cư
Thi công nhà xưởng tại An Cư
Thi công nhà xưởng tại An Cư
Thi công nhà xưởng tại An Cư
Thi công nhà xưởng tại An Cư
Thi công nhà xưởng tại An Cư
Thi công nhà xưởng tại An Cư
Thi công nhà xưởng tại An Cư
Thi công nhà xưởng tại An Cư
Thi công nhà xưởng tại An Cư

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về thiết kế và xây dựng nhà xưởng. Hãy theo dõi An Cư để cập nhật thêm kiến thức hữu ích!
 

Thông tin liên hệ thiết kế thi công nhà xưởng

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ AN CƯ
  • Trụ sở chính: 36 Bàu Cát 7, Phường 14, Tân Bình
  • Chi nhánh 1: 36 Đường 27, KĐT Vạn Phúc, TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh 2: E6/163B ấp 5, Quốc Lộ 50, Phong Phú, Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0933 834 369
  • Email: xaydungancu@gmail.com
  • Website: https://xaydungancu.com

Liên hệ công ty An Cư

đọc thêm

Vì sao nên chọn chúng tôi

Đội ngũ nhân sự và thiết bị thi công

  • - 100% công trình tự tổ chức thi công với 12 tổ đội lâu năm, giàu kinh nghiệm, giỏi nghề.
  • - Đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm giám sát công trình 24/7 kể cả CN.
  • - 100% máy móc thuộc sở hữu của An Cư không phải thuê mướn

Dịch vụ và hậu mãi

  • - Bảo hành 30 năm, thấm dột 5 năm
  • - Miễn 100% phí thiết kế, xin phép, thanh tra.
  • - Giảm giá cho khách hàng xây các căn tiếp theo
  • - Hơn 15 năm hình thành và phát triển, An Cư có mặt khắp mọi các tỉnh thành.

Cam kết

  • - Không bán thầu.
  • - Không phát sinh.
  • - Vật liệu chuẩn cao cấp
  • - Công trình thi công vượt tiến độ
  • - Báo cáo tiến độ hàng ngày từ khởi công đến bàn giao.
15 NĂM

+15NĂM hoạt động

20 KTS, Kỹ sư

+20KTS, Kỹ sư

150 Công nhân

+150Công nhân

Dự án

+750Dự án

30 năm bảo hành

30năm bảo hành

5 năm bảo hành thấm dột

5năm bh thấm dột

Top
Tư vấn miễn phí