Độ sụt bê tông là gì? 5 bước kiểm tra đơn giản mà ai cũng nên biết

Trong xây dựng, chất lượng bê tông giữ vai trò quyết định đến độ bền vững và tuổi thọ của công trình. Trong đó, độ sụt bê tông là một thông số kỹ thuật quan trọng cần được kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu. Vậy độ sụt bê tông là gì, vì sao cần kiểm tra và cách đo đúng tiêu chuẩn như thế nào? Hãy cùng Xây dựng An Cư khám phá chi tiết khái niệm và quy trình kiểm tra độ sụt bê tông trong bài viết dưới đây.

Độ sụt bê tông là gì?

Độ sụt bê tông (còn gọi là độ sụt của hỗn hợp bê tông tươi) là chỉ số thể hiện mức độ linh động và độ dẻo của bê tông ngay sau khi trộn. Chỉ số này được xác định bằng cách đổ bê tông vào một khuôn hình nón tiêu chuẩn, sau đó rút khuôn ra và đo chiều cao phần bê tông bị sụt xuống.

Kiểm tra độ sụt là một bước kỹ thuật quan trọng, không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị đổ bê tông cho bất kì cấu kiện nào.

  • Nếu độ sụt quá thấp, hỗn hợp bê tông sẽ khô, khó thi công, dễ gây rỗ mặt và không lấp đầy được các khe nhỏ trong cốp pha.

  • Ngược lại, độ sụt quá cao có thể dẫn đến hiện tượng phân tầng, tách nước, làm giảm liên kết giữa các thành phần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chịu lực cũng như độ bền của công trình.

Vì vậy, việc xác định chính xác độ sụt không chỉ giúp điều chỉnh cấp phối phù hợp mà còn đảm bảo chất lượng thi công ngay từ đầu, hạn chế tối đa rủi ro kỹ thuật và chi phí sửa chữa sau này.

Công ty thiết kế xây dựng nhà trọn gói An Cư
Độ sụt bê tông là chỉ số phản ánh độ linh động của hỗn hợp bê tông, từ đó đánh giá được khả năng thi công và chất lượng trước khi đổ.

Quy trình kiểm tra độ sụt bê tông trước khi đổ

Trong thi công xây dựng, việc hiểu rõ độ sụt bê tông là gì và kiểm tra đúng kỹ thuật giúp kỹ sư kiểm soát chất lượng ngay từ khâu vật liệu đầu vào. Dưới đây là quy trình kiểm tra độ sụt bê tông phổ biến được áp dụng tại Xây dựng An Cư:

Dụng cụ đo độ sụt:

  • Côn Abrams: Hình nón cụt, đáy và miệng mở.

  • Thanh đầm: Đường kính 16mm, dài 600mm.

Các bước thực hiện kiểm tra:

  1. Chuẩn bị bề mặt và thiết bị:

Đặt đế thử trên mặt phẳng cứng, làm ẩm nhẹ bằng nước (tránh đọng nước). Cố định nón Abrams chắc chắn.

  1. Đổ hỗn hợp bê tông:

Chia hỗn hợp bê tông thành 3 phần bằng nhau. Lần lượt đổ từng lớp vào nón – mỗi lần chiếm khoảng 1/3 chiều cao khuôn.

  1. Đầm chặt từng lớp: 

Sau mỗi lần đổ, dùng thanh đầm nén chặt lớp bê tông 25 lần theo chuyển động tròn, tránh khuấy trộn làm phân tầng hỗn hợp.

  1. Làm đầy và gạt mặt:

Sau khi đổ đầy khuôn, gạt bỏ phần bê tông dư bằng thanh thép và vuốt phẳng bề mặt mẫu.

  1. Tháo khuôn:

 Nhấc khuôn theo phương thẳng đứng (trong khoảng 10 giây ± 2 giây), đảm bảo khối bê tông không bị xô lệch hay biến dạng.

  1. Đo độ sụt:

Đặt khuôn Abrams lật ngược cạnh mẫu, dùng thanh thép đặt ngang miệng khuôn, sau đó đo khoảng cách từ thanh tới điểm cao nhất của khối bê tông bị sụt xuống.

Lưu ý: Quy trình kiểm tra độ sụt được thực hiện tại công trình bởi đơn vị cung cấp bê tông. Kỹ sư giám sát công trình sẽ trực tiếp kiểm tra và đánh giá kết quả để đảm bảo bê tông đạt yêu cầu kỹ thuật trước khi đổ.

Công ty thiết kế xây dựng nhà trọn gói An Cư
Độ sụt bê tông tươi đang được kỹ sư kiểm tra trực tiếp tại công trường để đảm bảo hỗn hợp đạt đúng chuẩn kỹ thuật trước khi tiến hành thi công.

Tại Xây dựng An Cư, chúng tôi cam kết kiểm soát nghiêm ngặt toàn bộ quy trình thi công từ khâu lựa chọn vật liệu đến từng bước kỹ thuật thực hiện. Đặc biệt, trong giai đoạn đổ bê tông yếu tố then chốt quyết định độ bền và sự vững chắc của công trình đội ngũ kỹ sư luôn theo dõi sát sao độ sụt cũng như tính đồng nhất của hỗn hợp ngay tại hiện trường.

>>> Xem thêm: Tham quan một số công trình hoàn thiện và lắng nghe đánh giá của những khách hàng đã tin tưởng lựa chọn An Cư .

>>> Xem thêm: Bảng báo giá xây nhà trọn gói mới nhất tại TPHCM!

>>> Xem thêm: Đơn giá xây dựng nhà phần thô TPHCM và các tỉnh năm 2025. 

Với hơn 500+ công trình đã thi công, An Cư tự hào ứng dụng 21 giải pháp và kỹ thuật thi công tiên tiến, mang đến những ngôi nhà chất lượng vượt trội và trường tồn theo thời gian. Chính sự chỉn chu trong từng chi tiết nhỏ đã giúp chúng tôi xây dựng được niềm tin vững chắc từ khách hàng qua mỗi dự án thực hiện.

Những câu hỏi thường gặp về độ sụt bê tông

  1. Độ sụt bê tông bao nhiêu là đạt yêu cầu?

Sau khi hiểu rõ khái niệm độ sụt bê tông và quy trình kiểm tra, nhiều người thắc mắc: “Độ sụt bao nhiêu là đạt chuẩn?”. Trên thực tế, không có một con số cố định cho tất cả các công trình, bởi độ sụt phụ thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện thi công cụ thể.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế từ Xây dựng An Cư, một hỗn hợp bê tông đạt yêu cầu cần đảm bảo:

  • Sau khi kiểm tra độ sụt, mẫu bê tông vẫn giữ nguyên hình khối, không bị bể vỡ.

  • Chỉ số độ sụt nằm trong khoảng phù hợp với từng cấu kiện. Ví dụ, đối với nhà phố, độ sụt thường nằm ở mức 12 ± 2cm cho cột, dầm và sàn.

Công ty thiết kế xây dựng nhà trọn gói An Cư
Độ sụt bê tông bao nhiêu là đạt yêu cầu?

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ sụt bê tông

Độ sụt của hỗn hợp bê tông tươi chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong suốt quá trình trộn và vận chuyển, bao gồm:

  • Hàm lượng nước: Là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất. Khi tăng lượng nước, hỗn hợp sẽ dẻo và dễ thi công hơn. Tuy nhiên, nếu không điều chỉnh tỷ lệ xi măng tương ứng, sẽ khiến cường độ bê tông suy giảm đáng kể.

  • Tỷ lệ thành phần cấp phối: Tỷ lệ cốt liệu/xi măng càng cao thì hỗn hợp càng khô và khó thi công hơn, giảm độ linh động và khả năng tự lấp đầy khuôn.

  • Kích thước & hình dạng cốt liệu: Cốt liệu tròn, nhẵn làm giảm ma sát và tăng độ chảy, trong khi cốt liệu góc cạnh hoặc bề mặt thô sẽ cản trở dòng chảy và làm giảm độ sụt.

  • Cấp phối hạt: Cấp phối hợp lý giúp giảm khoảng rỗng, tăng lượng vữa bao quanh cốt liệu, từ đó cải thiện đáng kể tính công tác và độ sụt.

  • Phụ gia hóa học: Các loại phụ gia siêu dẻo có thể giúp tăng độ sụt mà không cần bổ sung thêm nước, giữ nguyên chất lượng và độ bền của hỗn hợp bê tông.

  • Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ cao khiến nước trong bê tông bốc hơi nhanh, dẫn đến hiện tượng khô sớm và làm giảm độ sụt.

Công ty thiết kế xây dựng nhà trọn gói An Cư
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ sụt bê tông

Trên đây là những chia sẻ của Xây dựng An Cư về độ sụt bê tông từ khái niệm, tầm quan trọng đến quy trình kiểm tra và các yếu tố ảnh hưởng. Tại Xây dựng An Cư, chúng tôi luôn giám sát nghiêm ngặt từng công đoạn từ tỷ lệ cấp phối, lượng nước trộn đến chỉ số độ sụt thực tế tại công trình nhằm đảm bảo chất lượng cấu kiện ngay từ những khâu nền tảng.

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở chuyên nghiệp, kỹ thuật chuẩn chỉnh, Xây dựng An Cư chính là lựa chọn đáng tin cậy để đồng hành cùng bạn trên hành trình kiến tạo một ngôi nhà vững chắc - đẹp từ nền móng đến từng trải nghiệm sống. Hãy liên hệXây dựng An Cư qua hotline 0933.834.369 ngay hôm nay để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách của gia đình nhé!

đọc thêm

Bài viết liên quan

Top
Logo mobile

Tư vấn miễn phí